Quần bỉm Sassy tã vải


0000030

Quần bỉm Sassy


Nhật Bản

65.000đ
  • 5283
Gọi Mua Ngay Siêu thị: Bán lẻ : 098.345.8183 / Bán buôn : 090.3461881

Quần bỉm Sassy

Hãng sản xuất:  Sassy                                                  

Xuất xứ: Nhật Bản

Mô tả sản phẩm          

  • Chất liệu : 100% cotton + PVC chống thấm, co dãn, đàn hồi
  • Mẫu mã đáng yêu , đa dạng với hình thú
  • Thiết kế dạng quần , , thời trang
  • Thiết kế theo kiểu khóa dán hoặc nút bấm rất thời trang, tiện dụng

 

Tính năng sản phẩm:

 -  Dùng tã vải rẻ hơn rất nhiều so với tã giấy dùng 1 lần.

·         Tái sử dụng tã vải sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều so với việc phải mua tã giấy mới mỗi tuần. Theo nghiên cứu, các bậc cha mẹ phải chi tiêu cho 6000 -8000 miếng tã cho mỗi em bé từ khi sơ sinh cho đến khoảng 3 tuổi. Nếu lấy chi phí trung bình mua tã trong 3 năm cho mỗi em bé thì chi phí mua tã giấy khoảng 42.000.000đ tới 63.000.000đ cho mỗi em bé. Tã giấy thì không thể tái sử dụng cho những đứa con sau của chúng ta được .

·         Trong khi đó, tã vải đủ bền để dùng trong khoảng thời gian 3 năm cho em bé đầu lòng của chúng ta và còn có thể dùng cho em bé sau này nữa thì chi phí khoảng trung bình 145.000/ tã vải x 24 tã vải ( số lượng đủ dùng cho em bé) = 3.480.000đ.

 - Tã Vải tuyệt đối an toàn cho con bạn

-  Tã vải thân thiện với môi trường sống

-  Bỉm Vải cũng tiện lợi như Tã giấy (bỉm) dùng một lần

Chuẩn bị:

- Bàn thay tã hoặc một bề mặt an toàn nào đó

- 1 hoặc 2 tã vải 3 lớp sạch

- Một ít khăn lau cho trẻ

- Miếng lớp lót ngoài tã

- Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị một ít kem chống rôm và tã giấy dùng 1 lần, phòng khi trẻ bị sẩn ngứa.

Một số lỗi thường gặp khi thay tã vải cho bé

1. Chần chừ thay tã khi trẻ đi tiểu, đi ngoài: Đây là sai lầm phổ biến nhất của các mẹ. Chị em nên biết  vi khuẩn trong phân có thể làm cho urea trong nước tiểu phân giải, sản sinh ra ammonia làm kích thích da trẻ, gây viêm.

2. Lau chùi da trẻ qua loa khi thay tã: Mẹ đừng vô tình hại bé bằng cách lau chùi da cho có.

Chú ý lau xung quanh bộ phận sinh dục ngoài trước, rồi lau quanh hậu môn. Đặc biệt ở bé gái, niệu đạo và âm đạo về cơ bản không có vi khuẩn, song vi khuẩn ở cửa hậu môn có thể lây sang, gây viêm nhiễm.

3. Giặt tã lót qua loa: Tã giật không sạch sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi.

Vì vậy, sau khi giặt sạch xong, cần ngâm tã vào nước sôi để sát trùng, sau đó giũ lại nhiều để tránh các chất kiềm còn đọng lại dễ gây kích thích da. Phơi tã khô ngoài nắng phải để nguội mới dùng.

4. Dùng vải mới và vải nhuộm màu sẫm làm tã lót: Vải thô mới dễ làm sây sát da còn vải sẫm màu dễ gây viêm da. Tốt nhất là dùng vải sợi bông cũ, màu trắng, dễ thấm nước làm tã.

5. Đặt thêm đệm lót vải nilon trên tã lót: Không ít bà mẹ thêm đệm nilon để phòng phân và nước tiểu của bé thấm vào chăn bông, quần áo. Thực tế, việc này càng dễ sinh ammonia, gây dị ứng đỏ mông của trẻ, làm da bẹn bị ẩm ướt hơn, gây nhiễm khuẩn nấm.